Thiết kế văn phòng nhà máy như thế nào khoa học, đáp ứng nhu cầu làm việc cho từng bộ phận mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ? Tham khảo ngay 5 xu hướng thiết kế văn phòng nhà xưởng đẹp, hiện đại cùng những lưu ý quan trọng khi thiết kế qua bài viết sau của Nội thất An Tín.

1. Ưu và nhược điểm của thiết kế văn phòng nhà máy

Xây dựng văn phòng trong nhà máy là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì những ưu điểm như: 

  • Tối ưu không gian: Tích hợp văn phòng và nhà xưởng ở cùng một không gian sẽ giúp tiết kiệm diện tích bố trí các khu vực sinh hoạt chung như: nhà ăn, khu tập trung…  
  • Tiết kiệm chi phí vận hành: Văn phòng và nhà máy sử dụng chung hệ thống điện, camera giám sát, thông báo… nên có thể giảm thiểu được một lượng chi phí vận hành nhất định. Doanh nghiệp cũng tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng văn phòng ở một địa điểm khác. 
  • Tăng kết nối: Nhân viên văn phòng và nhà máy dễ dàng trao đổi công việc với nhau. Quá trình điều phối và xử lý công việc được xuyên suốt, từ đó, nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc. 
thiết kế văn phòng nhà máy
Thiết kế văn phòng trong nhà máy là giải pháp tối ưu không gian và công năng hiệu quả

Tuy nhiên, việc thiết kế văn phòng nhà máy cũng có một số hạn chế nhất định: 

  • Văn phòng dễ bị nhiễm tiếng ồn, khói bụi (nếu có) từ nhà máy
  • Đòi hỏi đội ngũ thiết kế có chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm

2. Xu hướng thiết kế văn phòng nhà máy được ưa chuộng hiện nay 

2.1 Văn phòng nhà máy container

Thay vì xây văn phòng kiểu truyền thống bằng xi măng, bê tông, cốt thép… bạn có thể sử dụng văn phòng nhà máy container để tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Container văn phòng là loại nhà được thi công từ các bộ phận tách rời như khung kèo thép, vách panel cách âm, tấm sàn cemboard… 

Một số ưu điểm của mẫu văn phòng container như: 

  • Khả năng cách nhiệt, cách âm tốt
  • Đa dạng mẫu mã, kích thước 
  • Không gian rộng rãi, đảm bảo tiện nghi và thoáng mát khi sử dụng 
thiết kế văn phòng nhà máy
Mẫu văn phòng nhà máy container ấn tượng, sáng tạo

2.2 Văn phòng nhà máy khung thép 

Không gian văn phòng khung thép tiền chế được thiết kế theo phong cách mở đầy năng động là phương án được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn.

Văn phòng nhà máy khung thép thiết kế theo kiểu không gian mở là phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì những ưu điểm như: 

  • Chi phí đầu tư thấp
  • Thời gian thi công nhanh
  • Phương án thiết kế linh hoạt, dễ dàng nâng cấp, mở rộng
  • Tạo không gian làm việc thoáng đãng, tối ưu diện tích 
  • Chất liệu thép bền, tuổi thọ cao, đảm bảo an toàn. 
thiết kế văn phòng nhà máy
Thiết kế văn phòng nhà máy khung thép đơn giản mà hiện đại

2.3 Thiết kế văn phòng nhà máy theo phong cách công nghiệp

Phong cách công nghiệp rất được ưa chuộng trong các không gian văn phòng kết hợp nhà máy. Vẻ đẹp mộc mạc xen lẫn mạnh mẽ, hiện đại đến từ các đặc trưng như: 

  • Tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên giúp văn phòng thông thoáng 
  • Bố trí không gian đơn giản, ít đồ nội thất 
  • Chuộng gam màu tối, trầm 
  • Các vật liệu thô mộc được ưu tiên như: gạch, gỗ tự nhiên, sàn xi măng, ống dẫn… 
thiết kế văn phòng nhà máy
Văn phòng nhà máy phong cách công nghiệp độc đáo, ấn tượng

2.4 Văn phòng nhà máy tối giản 

Văn phòng tối giản đặc trưng với gam màu trung tính (trắng, kem, nâu, đen). Với triết lý Less is more, phong cách tối giản mang đến cho văn phòng nhà máy sự đơn giản tối đa về màu sắc, số lượng đồ nội thất, chi tiết trang trí… 

thiết kế văn phòng nhà máy
Phong cách tối giản mang lại cho văn phòng nhà máy vẻ đẹp sạch sẽ, tinh tế và hiện đại

>>> THAM KHẢO NGAY: 25+ Mẫu thiết kế văn phòng tối giản đẹp mắt, hợp xu hướng

2.5 Văn phòng nhà máy xanh

Trong môi trường làm việc nhiều khói bụi, tiếng ồn, thiết kế không gian xanh sẽ mang đến cho văn phòng nhà máy vẻ đẹp sinh động khó chối từ. Một số đặc trưng của văn phòng nhà máy xanh như: 

  • Thiết kế không gian mở 
  • Sử dụng chất liệu tự nhiên, tái chế, thân thiện với môi trường
  • Tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên. 
thiết kế văn phòng nhà máy
Văn phòng nhà máy xanh tạo môi trường làm việc thân thiện, tốt cho sức khỏe

>>> XEM NGAY: 20+ Gợi ý thiết kế cây xanh trong văn phòng đẹp, hiệu quả

3. Lưu ý quan trọng khi thiết kế văn phòng nhà máy 

Để khắc phục các hạn chế của văn phòng nhà máy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Sử dụng các vật liệu cách âm: Cao su non (xốp EVA), xốp EPS, xốp XPS, bông khoáng, bông ecowhite polyester, bông thuỷ tinh, mút phẳng tiêu âm… có tác dụng ngăn âm tranh bên ngoài truyền vào bên trong và ngược lại. Giúp nhân viên mất tập trung làm việc hơn. 
  • Chống bụi cho văn phòng: Bố trí buồng lắng, thiết bị lọc bụi ly tâm, thiết bị lắng tĩnh điện… để lọc không khí. 
  • Thiết kế những không gian sinh hoạt chung giữa văn phòng và phân xưởng để tăng kết nối, chia sẻ. 
thiết kế văn phòng nhà máy
Chú ý vấn đề cách âm của văn phòng nhà máy

4. Đơn vị thiết kế văn phòng nhà máy uy tín – Nội thất An Tín 

Hiện nay, chi phí thiết kế văn phòng nhà máy thường dao động từ 150.000 – 200.000đ/m2

Đơn giá thiết kế cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố như: 

  • Quy mô doanh nghiệp: tổng diện tích cần thi công văn phòng
  • Phong cách thiết kế: mỗi phong cách thiết kế văn phòng có mức chi phí khác nhau
  • Chất liệu nội thất: tùy vào nhu cầu về vật liệu mà giá thành thi công sẽ chênh lệch
  • Yêu cầu của khách hàng. 

Lựa chọn Nội thất An Tín – đơn vị thiết kế thi công nội thất văn phòng có hơn 13 năm kinh nghiệm trên thị trường, bạn sẽ sở hữu đơn giá thiết kế cạnh tranh bậc nhất – chỉ từ 150.000đ/m2. 

Đặc biệt, bạn sẽ được HOÀN 100% chi phí thiết kế, miễn phí vận chuyển và lắp ráp nội thất theo yêu cầu khi thi công nội thất văn phòng trọn gói tại An Tín.

>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
0907 200 555