Nghiệm thu nội thất là công đoạn quan trọng sau khi thiết kế, thi công mà gia chủ cần nắm rõ để bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy nghiệm thu công trình như thế nào chuẩn? Tham khảo quy trình và những lưu ý quan trọng khi nghiệm thu qua bài viết sau của Nội thất An Tín.
1. Nghiệm thu nội thất là gì?
Nghiệm thu là quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng và độ hoàn thiện của các hạng mục nội thất sau khi thi công. Đây là quá trình quan trọng trước khi bàn giao công trình, nhằm đảm bảo các nội thất và cách lắp đặt đáp ứng đúng yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật và sự hài lòng của khách hàng.
Công đoạn này còn giúp đơn vị thi công có thể kiểm tra và hoàn thiện công trình tốt nhất, từ đó đảm bảo uy tín đối với khách hàng.
Vậy làm thế nào để nghiệm thu nội thất cho đúng và bắt đầu từ đâu? Nội thất An Tín sẽ giải đáp chi tiết dưới đây.
2. Chuẩn bị trước khi tiến hành nghiệm thu nội thất
Trước khi tiến hành nghiệm thu thi công công trình, gia chủ cần tìm hiểu và chuẩn bị trước những điều sau:
- Kiểm tra hợp đồng: Nắm rõ các hạng mục cần nghiệm thu, thời gian hoàn thành, vật liệu và giá cả để đối chiếu với thực tế thi công.
- Xem lại bản vẽ thiết kế: Khi nghiệm thu, bạn có thể dễ dàng so sánh để đảm bảo nội thất, cách lắp đặt đúng với yêu cầu thiết kế ban đầu.
- Tìm hiểu về vật liệu thi công: Việc hiểu rõ loại vật liệu sử dụng cho thi công sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về chất lượng công trình.
- Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra: Thước đo, bút đánh dấu, sổ tay ghi chép và máy ảnh để chụp nội thất… là những dụng cụ cần thiết để quá trình nghiệm thu diễn ra hiệu quả hơn.
- Liên hệ với đại diện nhà thầu và bên thiết kế (nếu cần): Là đơn vị thiết kế thi công nên họ sẽ giúp bạn hiểu rõ về thực tế công trình, giúp việc nghiệm thu nội thất nhanh và hiệu quả.
3. Các bước nghiệm thu nội thất như chuyên gia
3.1 Nghiệm thu tổng thể
Trước tiên, bạn nên kiểm tra toàn diện tất cả hạng mục nội thất để có cái nhìn tổng quan, bao gồm:
- Đối chiếu với bản thiết kế: Đảm bảo thực tế thi công chính xác so với bản thiết kế, gồm số lượng đồ nội thất, màu sắc, hình khối, kiểu dáng, chất liệu, kích thước, vị trí đặt nội thất…
- Kiểm tra độ an toàn: Các hạng mục nội thất được lắp đặt đúng cách, chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho người dùng
- Kiểm tra các lỗi kỹ thuật như cong vênh, trầy xước, hở keo, nứt vỡ…
- Kiểm tra vệ sinh công trình, đảm bảo nội thất được dọn dẹp sạch sẽ
3.2 Kiểm tra hệ thống điện
- Kiểm tra sơ đồ điện: Bạn có thể đối chiếu hệ thống dây điện thực tế với bản thiết kế để đảm bảo số lượng, vị trí các thiết bị điện đúng với bản vẽ
- Đảm bảo các thiết bị điện hoạt động bình thường, đóng – mở nhanh chóng
- Bề mặt ổ cắm, công tắc điện không bị trầy xước, cứng hay lỏng lẻo trong quá trình sử dụng. Các cạnh tiếp giáp giữa ổ điện và tường/vách phải khít
- Đo thông mạch để đảm bảo các vị trí đấu nối không bị hở mạch, đoản mạch. Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng đồng hồ vạn năng (VOM) để kiểm tra tính liên tục của dây dẫn.
- Đo điện áp tại các ổ cắm, thiết bị điện để đảm bảo đúng mức tiêu chuẩn
- Kiểm tra thiết bị bảo vệ như cầu dao, aptomat, hệ thống chống rò điện RCD
- Kiểm tra khả năng chịu tải điện bằng cách bật nhiều thiết bị điện cùng lúc
- Đảm bảo các đầu nối, dây dẫn, bảng điện được lắp đặt đúng cách, tránh rủi ro cháy nổ.
3.3 Kiểm tra hệ thống ống nước
Trong nhà có 2 khu vực quan trọng mà bạn cần kiểm tra hệ thống ống nước là nhà bếp và nhà vệ sinh:
- Khu vực phòng bếp: Độ mạnh của dòng nước, đường ống cấp nước có bị rò rỉ hay không, đường ống thoát nước có hoạt động bình thường… là những điều quan trọng cần kiểm tra ở phòng bếp
- Khu vực nhà vệ sinh: Bạn cần kiểm tra dòng nước trong nhà vệ sinh có ổn định hay không. Nếu có trang bị bình nóng lạnh, hãy kiểm tra dây tiếp mát chống rung được xử lý đúng chuẩn hay chưa. Đồng thời, kiểm tra đầu phun nước có bị rò rỉ hay không để sửa chữa kịp thời.
3.4 Kiểm tra chi tiết từng hạng mục
Các hạng mục mà gia chủ cần nghiệm thu kỹ lưỡng trước khi nhận bàn giao nhà gồm:
- Các đồ nội thất
Kiểm tra số lượng, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc… đồ nội thất có đúng với bản thiết kế hay không, bề mặt sản phẩm có bị trầy xước hay bong tróc không, các mối ghép có chắc chắn hay không…
- Trần, tường, sàn nhà
Bạn có thể kiểm tra hạng mục này bằng cách trả lời cho những câu hỏi: Tường nhà có bẩn, trầy xước hay bong tróc không; chân tường có bị ố màu hay sơn lem nhem; màu sơn tường và trần đúng với bản vẽ không; trần phòng trát có phẳng không; sàn nhà có cong vênh hay bong tróc không…
- Kiểm tra phụ kiện
Các phụ kiện như tay nắm bản lề, ray trượt… có rất nhiều loại. Bạn nên kiểm tra phụ kiện có hoạt động trơn tru, êm ái hay không, độ mở rộng của bản lề ra sao để cánh cửa mở – đóng dễ dàng.
3.5 Lập biên bản nghiệm thu
Sau khi nghiệm thu nội thất, hai bên cần lập biên bản nghiệm thu và ghi rõ kết quả, gồm những hạng mục đã kiểm tra, kết quả ra sao. Đặc biệt ghi chú những lỗi (nếu có) và hướng điều chỉnh trước khi hoàn tất bàn giao công trình.
4. Quy trình thiết kế, thi công tại Nội thất An Tín
Là đơn vị thiết kế, thi công nội thất trọn gói có hơn 13 năm kinh nghiệm, Nội thất An Tín luôn giúp hài lòng khách hàng tối đa với quy trình thiết kế – thi công trọn gói chỉ trong các bước:
Trong suốt quá trình, đội ngũ An Tín luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc từ khách hàng 24/7. Không chỉ vậy, An Tín còn báo cáo tiến độ định kỳ giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra thực tế thi công và yêu cầu điều chỉnh nhanh chóng.
Trên đây là những kinh nghiệm nghiệm thu nội thất mà gia chủ cần biết. Bằng việc thực hiện các bước trên, gia chủ có thể nghiệm thu thi công nội thất chỉn chu, đảm bảo chất lượng công trình và bảo vệ quyền lợi cho mình.
- Website: https://noithatantin.com/
- Tư vấn: 📞0907 200 555 – 📞0909 658 985
🔎 CÁC DỊCH VỤ THI CÔNG NỘI THẤT TẠI AN TÍN:
🔎 CÁC MẪU HỢP ĐỒNG NỘI THẤT:
📌 MẪU HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ NỘI THẤT
📌 MẪU HỢP ĐỒNG THI CÔNG NỘI THẤT