Thiết kế nhà bếp không gian mở là giải pháp được nhiều gia chủ lựa chọn áp dụng cho không gian sống nhờ khả năng tối ưu không gian tốt mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, hiện đại. Cùng Nội thất An Tín tìm hiểu chi tiết về nhà bếp không gian mở và những mẫu thiết kế thịnh hành nhất.
1. Vì sao nên thiết kế nhà bếp không gian mở?
Mẫu bếp không gian mở là thiết kế ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là các ngôi nhà có diện tích hạn chế như nhà ống, căn hộ chung cư… vì những lý do sau:
- Tạo độ mở cho không gian
Bức tường ngăn cách giữa phòng khách và bếp bị loại bỏ, tạo sự liền mạch và thông thoáng cho không gian. Các thành viên trong gia đình có thể di chuyển và sinh hoạt thoải mái, tự do, linh hoạt hơn.
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Thông thường, cửa sổ lớn sẽ được bố trí ở phòng khách. Do đó, khi thiết kế phòng khách nhà bếp không gian mở, phòng bếp có thể tận dụng được ánh sáng và gió tự nhiên. Nhờ vậy, điện năng cũng được tiết kiệm đáng kể.
- Kết nối các thành viên
Dù ở hai khu vực sinh hoạt khác nhau nhưng nhờ thiết kế không gian mở, các thành viên có thể dễ dàng tương tác, trò chuyện với nhau.
2. Cách phân chia nhà bếp không gian mở đảm bảo tiện nghi
2.1 Thiết kế bếp mở với vách ngăn khoa học
Vách ngăn là cách phân chia không gian phổ biến cho nhà bếp không gian mở. Vì vừa đảm bảo sự riêng tư cho mỗi không gian, vừa giữ nguyên tính thông thoáng, liền mạch cho thiết kế phòng bếp liền khách.
Khi lựa chọn vách ngăn phòng, bạn nên lưu ý các tiêu chí sau:
- Màu sắc: Vì nằm ở giữa phòng khách và bếp nên màu vách ngăn phải hài hòa với màu sắc của cả hai không gian. Phổ biến nhất là vách ngăn có màu trắng, nâu.
- Kích thước: Gia chủ cần đo đạc, tính toán kích thước vách ngăn phù hợp với không gian. Tránh trường hợp vách ngăn quá to chắn hết lối đi, hoặc quá nhỏ và trở nên “lạc quẻ” trong tổng thể thiết kế.
- Họa tiết: Tùy vào phong cách thiết kế nhà mà gia chủ lựa chọn mẫu vách ngăn phù hợp. Ví dụ, nếu thiết kế theo phong cách tân cổ điển, vách ngăn sẽ có họa tiết, hoa văn tinh xảo hoặc đường phào chỉ vàng sang trọng.
- Vật liệu: Đa dạng về giá thành, độ bền gồm: gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, kính, CNC, nhựa… Tùy phong cách thiết kế, sở thích và ngân sách của gia chủ mà lựa chọn vật liệu phù hợp.
>>> Thiết kế vách ngăn phòng khách và bếp đẹp tạo không gian mở
2.2 Thiết kế nhà bếp không gian mở với đảo bếp
Bố trí quầy bar mini hay bàn đảo bếp cũng là một cách phân chia không gian bếp mở tối ưu vì 3 lý do sau:
- Tăng không gian lưu trữ: Quầy bar mini hay bàn đảo bếp thường tích hợp với ngăn lưu trữ. Gia chủ có thể cất đồ dùng bếp vào đây để không gian ngăn nắp hơn.
- Tiết kiệm chi phí: Bàn đảo/quầy bar mini là hạng mục nội thất đa năng: vừa làm tủ bếp, vừa làm bàn ăn. Do đó, gia chủ có thể tiết kiệm chi phí bố trí các nội thất khác.
- Tăng tính thẩm mỹ: Bố trí thêm kệ trang trí hoặc đèn chùm pha lê… để trang trí. Một chiếc quầy bar mini hay bàn đảo tinh tế sẽ là điểm nhấn ấn tượng khi thiết kế nhà bếp không gian mở
Để sở hữu mẫu phòng bếp không gian mở đẹp, tiện nghi, việc thiết kế bàn đảo/quầy bar mini phù hợp, hài hòa với không gian rất quan trọng. Nội thất An Tín bật mí gia chủ cần lưu ý 3 điều sau khi thiết kế phòng bếp mở sử dụng quầy bar mini:
- Kích thước tiêu chuẩn
Để đảm bảo người ngồi thoải mái, quầy bar mini phải đảm bảo các kích thước tiêu chuẩn sau: chiều cao 90 -120 cm, chiều sâu 40 – 50 cm, chiều dài tối thiểu 110 cm.
- Vật liệu phù hợp
Có nhiều vật liệu làm bàn đảo/quầy bar nhỏ như: gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, kim loại, kính, bê tông… Bề mặt được phủ Acrylic, Melamine, Laminate… sáng bóng và tinh tế.
Mỗi phong cách thiết kế sẽ phù hợp với mẫu bàn đảo/quầy bar mini khác nhau. Do đó, để đảm bảo thiết kế bàn đảo/quầy bar thống nhất với phong cách thiết kế của cả căn nhà, gia chủ nên nhờ sự hỗ trợ của các kiến trúc sư chuyên nghiệp.
- Màu sắc của bàn đảo/quầy bar
Bàn đảo/ quầy bar ưu tiên gam màu trung tính như trắng, kem, nâu, đen… vì tạo cảm giác sang trọng, hiện đại cho không gian. Đây cũng là những gam màu thường dùng cho tủ bếp, bàn ăn, bàn ghế sofa, tủ tivi… nên có thể đảm bảo sự hài hòa của không gian.
>>> Bí quyết thiết kế quầy bar mini trong bếp đẹp, hợp xu hướng
2.3 Không gian bếp mở với cầu thang
Đối với nhà ống có 2 tầng trở lên, gia chủ có thể bố trí cầu thang ở giữa phòng khách và bếp để phân chia không gian. Đồng thời, vị trí cầu thang này cũng đảm bảo nguyên tắc phong thủy, không ảnh hưởng đến sự lưu thông các trường khí trong căn nhà.
Tuy nhiên, cầu thang trong nhà ống thường chạy dọc theo tường phòng khách và hướng thẳng ra cửa chính. Đây là một những điều kỵ trong phong thủy nhà ở vì sẽ làm hao tán tài lộc, vượng khí của gia đình.
Để hóa giải cầu thang hướng ra cửa chính, Nội thất An Tín bật mí bạn có thể thiết kế vách ngăn giữa cầu thang và cửa chính. Vách ngăn cũng có thể thay bằng kệ trang trí kết hợp tủ tivi hoặc tủ giày để tối ưu công năng. Như vậy, phòng khách có phong thủy tốt mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
>>> Bật mí 4 mẹo thiết kế nhà bếp cạnh cầu thang tối ưu không gian
3. Báo giá thiết kế nhà bếp không gian mở trọn gói
Bài viết trên tổng hợp tất tần tật những lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng bếp không gian mở đơn giản mà tối đa tiện nghi. Gia chủ cần tư vấn giải pháp thiết kế phù hợp với đặc điểm công trình và tối ưu chi phí? Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên tư vấn Nội thất An Tín để được giải đáp những thắc mắc.
Trọn gói thi công nội thất nhà ở chỉ từ 5.000.000đ/m2
Bảng báo giá thiết kế nội thất tại Nội thất An Tín đối với các hạng mục nội thất phòng bếp cho căn hộ, nhà phố:
HẠNG MỤC NỘI THẤT PHÒNG BẾP | ||||
1 | Tủ bếp trên (chưa bao gồm phụ kiện) | thùng MDF chống ẩm, cánh Acrylic | md | 3,600,000 |
MDF chống ẩm toàn bộ | md | 3,489,000 | ||
2 | Tủ bếp dưới | thùng MDF chống ẩm, cánh Acrylic | md | 3,800,000 |
MDF chống ẩm toàn bộ | md | 3,690,000 | ||
3 | Bàn ăn (1400*700*750mm) | Chân MDF chống ẩm, mặt đá nhân tạo vân mây | cái | 7,500,000 |
4 | Ghế ăn | cái | 1,700,000 | |
5 | Kính ốp bếp, cao tối đa 600mm | Kính cường lực 5mm trắng | md | 1,500,000 |
6 | Mặt đá bếp | đá kim sa | md | 1,850,000 |
7 | Đảo bếp (chưa bao gồm bồn rửa) | thùng MDF chống ẩm (mặt đá tính riêng) | md | 4,000,000 |
>>> BÁO GIÁ: THI CÔNG NỘI THẤT PHÒNG BẾP NHÀ PHỐ
4. Lưu ý quan trọng khi thiết kế bếp không gian mở
4.1 Lắp đặt thiết bị hút mùi nhà bếp
Thiết kế nhà bếp không gian mở dễ gây ra tình trạng bám mùi thực phẩm trong ngôi nhà của bạn. Vì vậy, gia chủ cần lưu ý lắp đặt thiết bị hút mùi hiện đại với công suất lớn để giảm tình trạng mùi thực phẩm ảnh hưởng sinh hoạt của gia đình.
Ngoài ra, gia chủ có thể kết hợp sử dụng các loại tinh dầu hoặc xịt khử mùi trong phòng bếp mở. Cùng hệ thống cửa sổ thông thoáng sẽ giúp hạn chế tình trạng bám mùi khó chịu trong nhà bếp chung cư.
>>> Tủ bếp bị ẩm mốc – Áp dụng ngay 7 cách xử lý đơn giản, nhanh
4.2 Đảm bảo ánh sáng trong nhà bếp mở
Đối với phòng bếp không gian mở, mỗi khu vực được thiết kế loại đèn chức năng khác nhau:
- Tại phòng khách: gia chủ nên sử dụng đèn chùm đẹp mắt, ấn tượng và phù hợp với tổng thể của không gian.
- Tại phòng bếp: tập trung ánh sáng vào khu vực bếp nấu và trần nhà để tạo hiệu ứng thị giác nổi bật. Ngoài ra, gia chủ nên tận dụng hệ thống ánh sáng tự nhiên bằng cách bố trí cửa sổ để phòng bếp luôn thoáng đãng, sạch sẽ.
- Tại khu vực bàn ăn: lắp đặt loại đèn nhỏ, cường độ vừa phải và tận dụng ánh sáng từ những khu vực lân cận.
>>> Thiết kế phòng khách không gian mở hiện đại, đẹp, sang trọng
4.3 Phối màu trong không gian bếp mở
Màu sắc có tác dụng phân chia không gian trong thiết kế nhà bếp không gian mở. Gia chủ có thể sử dụng màu đơn sắc, trung tính cho khu vực sơn tường tại phòng khách. Kết hợp với những gam màu tương đồng hoặc tương phản để làm nổi bật khu vực phòng bếp với nội thất hiện đại.
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với An Tín thông qua:
- Hotline: 0909 658 985
- Website: www.noithatantin.com
>>> BÀI VIẾT GẦN ĐÂY:
- 15+ Mẫu phòng khách phong cách indochine đẹp, sang trọng
- Hạng mục nội thất: Tủ bếp Tân cổ điển đẳng cấp, thời thượng
- 5 Xu hướng thiết kế nội thất phòng khách 25m2 thịnh hành đẹp