Vật liệu kính rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất hiện đại bởi hội tụ nhiều ưu điểm tuyệt vời. Tuy nhiên, sử dụng vật liệu kính trong nội thất như thế nào cho hiệu quả? Bài viết sau, Nội thất An Tín sẽ chia sẻ cách sử dụng và kinh nghiệm chọn loại vật liệu kính trong nội thất.
1.Vật liệu kính trong nội thất là gì?
Kính là vật liệu rắn, trong suốt, chủ yếu được làm từ thủy tinh, có dạng tấm. Ngày nay, vật liệu kính được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng, đặc biệt là thiết kế nội thất nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Đặc tính của kính mang đến giá trị thẩm mỹ cao và giá trị sử dụng lâu dài
- Tạo không gian mở: Nhờ độ trong suốt cao, vật liệu kính có khả năng mở rộng tầm nhìn, tạo không gian thoáng đãng cho không gian nhà ở, văn phòng
- Ngăn chặn tiếng ồn và tạp âm: Nhờ khả năng cách âm tốt, vật liệu kính vừa ngăn chặn tiếng ồn từ bên ngoài, vừa tạo không gian yên tĩnh, riêng tư cho các khu vực trong nhà ở, văn phòng
- Tận dụng triệt để nguồn sáng tự nhiên cho không gian: Những ô cửa kính lớn, trần kính… là giải pháp tốt nhất để tận dụng ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác trong lành, thoáng đãng
- Lắp đặt dễ dàng: Vật liệu kính trong nội thất rất phổ biến nên quá trình thi công, lắp đặt không tốn nhiều thời gian, công sức
- Dễ vệ sinh, lau chùi: Kính trong nội thất có khả năng chống thấm nước, độ bám dính không cao nên rất dễ vệ sinh, giúp không gian sống, làm việc luôn sạch sẽ
- Giá thành hợp lý: So với các vật liệu cao cấp khác như gỗ tự nhiên, da, đá tự nhiên… vật liệu kính có giá thành phải chăng, phù hợp đại đa số khách hàng.

2. Ứng dụng thực tế vật liệu kính trong thi công nội thất
Đối với thiết kế nội thất, vật liệu kính được ứng dụng như sau:
- Kính làm cửa sổ, cửa đi, kính trần
- Kính làm vách ngăn giữa các phòng, vách ngăn trong nhà tắm – nhà vệ sinh (cabin tắm đứng)
- Kính làm tường, buồng thang máy, lan can, hàng rào
- Kính làm mái sân thượng, mái sảnh, mái tum, mái giếng trời
- Kính làm sàn ban công, sàn nhà, sàn chiếu nghỉ, cầu thang
- Kính làm đồ gia dụng, nội thất như mặt bàn, giá kệ, quầy bar, mặt tủ, tủ rượu
- Kính làm đồ trang trí như tranh kính ghép, kính điêu khắc 2D, 3D, kính mài, kính sơn


Sự sáng tạo trong việc ứng dụng vật liệu kính trong nội thất là vô hạn. Bạn có thể trao đổi với kiến trúc sư về ý tưởng của mình để có thể thiết kế không gian sống, làm việc theo mong muốn. Sở hữu xưởng thi công riêng, Nội thất An Tín sẽ giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng đó.
Hơn nữa, với đội ngũ kiến trúc sư, thợ thi công chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm và am hiểu nhiều xu hướng thiết kế, chắc chắn Nội thất An Tín sẽ giúp bạn sử dụng vật liệu kính trong nội thất một cách phù hợp, tiện nghi và thẩm mỹ nhất. Đồng thời, thể hiện đẳng cấp và phong cách cá nhân của gia chủ!

3. Các loại kính trong nội thất
Mỗi loại kính có những đặc điểm, cách sử dụng riêng. Do đó, việc phân biệt các loại kính trong nội thất sẽ giúp bạn ứng dụng vật liệu kính trong nội thất phù hợp với nhu cầu của mình hơn.
3.1 Kính cường lực
Nhờ được tôi luyện ở nhiệt độ 670 – 680 độC và làm nguội nhanh bằng khí, kính cường lực rất cứng, khó vỡ, ít bị trầy xước, có khả năng chịu lực và chịu nhiệt cao. Do đó, loại vật liệu kính trong nội thất này có thể chịu được sức gió lớn, va đập mạnh.
Không chỉ có độ bền cao, kính cường lực còn mang đến cho không gian vẻ đẹp thanh lịch, hiện đại và sang trọng. Ngoài ra, kính cường lực cũng có khả năng cách nhiệt và chống ồn tốt, tạo không gian thoáng mát. Vì thế, chúng được sử dụng phổ biến trong thiết kế nhà ở và văn phòng.
Một số ứng dụng của kính cường lực trong nội thất như: cửa đi, cửa sổ, cầu thang, lan can, bàn trà, bàn ăn, kệ, giá đỡ…


3.2 Kính dán an toàn
Kính dán an toàn còn được gọi là kính cường lực an toàn. Loại kính này được làm từ hai lớp kính đơn, sau khi được rửa sạch bằng nước khử ion, chúng được dán chặt vào nhau bằng màng phim PVB rồi chưng ở nhiệt độ cao. Do đó, dù được ghép từ hai lớp kính nhưng kính dán an toàn có sự liên kết và giữ nguyên độ trong suốt.
Như tên gọi, ưu điểm của kính dán an toàn là độ an toàn cao, khả năng chịu va đập cao và ít có khả năng bị vỡ hơn so với kính cường lực. Nếu có trường hợp kính vỡ, những mảnh kính nứt cũng đứng vững trong cửa, không văng lung tung, hạn chế gây thương tích cho con người.

3.3 Kính phản quang
Như các loại kính trong nội thất khác, độ bền, tính thẩm mỹ của kính phản quang vẫn giữ nguyên. Đặc biệt hơn, kính phản quang có khả năng phản xạ ánh sáng, lấy ánh sáng bên ngoài vào căn phòng mà vẫn đảm bảo sự riêng tư ở bên trong.
Ngoài ra, kính phản quang còn có tác dụng ngăn các tia tử ngoại xâm ngập vào căn phòng, giúp bảo vệ không gian sống và sức khỏe của gia chủ. Một ưu điểm khác của loại kính này là khả năng bức xạ nhiệt tốt. Do đó, căn phòng tràn ngập ánh sáng tự nhiên nhưng không hề bị nóng bức. Đó cũng là lý do kính phản quang được ứng dụng vào mái kính, cửa kính.

3.4 Kính màu cường lực
Kính màu cường lực có nhiều loại, được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau: kính phủ màu, kính phôi có màu từ khi sản xuất, kính dán film màu… Nhờ có độ an toàn và tính thẩm mỹ cao, kính màu cường lực là một trong những vật liệu kính trong nội thất phổ biến nhất.
Một số ứng dụng của kính màu cường lực như: kính màu ốp tường, kính màu ốp bếp, kính màu trang trí, kính màu văn phòng, vách ngăn kính, logo kính… Trong đó, kính màu ốp bếp và kính màu trang trí là được nhiều gia đình ưa chuộng nhất hiện nay.


3.5 Kính hộp
Kính hộp được làm từ hai hoặc nhiều lớp kính cường lực được gắn song song cách nhau một khoảng 1cm. Ngăn giữa các lớp kính cường lực là thanh nhôm có chứa các hạt hút ẩm và 95- 97% khí trơ nhằm tăng khả năng cách âm, cách nhiệt của kính. Do đó, nếu muốn sở hữu không gian sống, văn phòng làm việc yên tĩnh, bạn nên sử dụng vật liệu kính trong nội thất này.
Loại kính này phù hợp với những công trình ở thành thị, gần đường giao thông, văn phòng làm việc, khách sạn, bệnh viện… Nếu sử dụng kính hộp làm vách ngăn giữa các không gian, bạn có thể thay kính cường lực trắng bằng kính cường lực phun cát hoặc dán decal lên kính để tạo sự riêng tư.

3.6 Kính cản nhiệt (LOW-E)
Kính cản nhiệt (LOW-E) còn được gọi kính tiết kiệm năng lượng. Đây là loại kính được phủ một hợp chất đặc biệt lên bề mặt nhằm làm chậm tốc độ hấp thụ nhiệt và phát tán nhiệt. Do đó, căn phòng sử dụng kính LOW-E sẽ luôn mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Từ đó, bạn có thể tiết kiệm điện nhưng vẫn đảm bảo độ sáng và tính thẩm mỹ cho căn phòng.
Tuy nhiên, trong kính LOW-E còn có một lớp bạc nguyên chất dày khoảng vài nanomet trong hệ thống cấu trúc lớp phủ bề mặt kính. Vì bạc dễ bị oxi hóa nên để đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài cho kính, bạn nên gia công kính LOW-E thành kính hộp. Cách làm này cũng giúp tăng khả năng cách âm và cách nhiệt cho kính.
Kính cản nhiệt thường được ứng dụng làm tường hoặc cửa kính. Nếu gia đình có người già hoặc trẻ nhỏ, loại vật liệu kính trong nội thất này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.


Trên đây là các loại kính trong nội thất phổ biến nhất trên thị trường, ưu điểm cũng như cách ứng dụng vật liệu kính trong nội thất tốt nhất. Nếu bạn đang phân vân nên chọn loại kính phù hợp với không gian nhà ở, văn phòng làm việc của mình, hay ứng dụng như thế nào cho hợp lý, thẩm mỹ. Hãy liên hệ Nội thất An Tín để được tư vấn chi tiết thông qua hotline 0907 200 555 hoặc để lại tin nhắn cho chúng tôi thông qua hộp thoại bên dưới:
Hãy để lại lời nhắn
>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Bố trí bàn làm việc trong văn phòng hợp phong thủy mới nhất
- 3 idea sắp xếp hồ sơ văn phòng khoa học, dễ tìm chỉ 5 phút
- Thiết kế thi công văn phòng trọn gói – uy tín số 1 TPHCM