Chất liệu MDF là gì? Gỗ MDF có tốt và bền không? Làm thế nào để sử dụng nội thất từ gỗ MDF hiệu quả? Tất cả đã có trong bài viết dưới đây của Nội thất An Tín. Cùng theo dõi để nắm bắt những thông tin quan trọng về chất liệu này và cách sử dụng để gỗ MDF bền bỉ, đẹp theo năm tháng. 

1. Chất liệu mdf là gì

Chất liệu MDF có tỷ trọng gỗ trung bình, là một trong 3 loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường. Thường được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất mang lại không gian hiện đại, tiện nghi. 

Gỗ MDF là ván gỗ công nghiệp được làm từ các thành phần chính gồm:

  • Bột sợi gỗ chiếm 75%
  • Chất kết dính chiếm 10 – 15%
  • Chất phụ gia khác như chất bảo vệ, sáp chống ẩm, chất làm cứng, bột độn vô cơ, paraffin wax: dưới 1%

Trong đó các thành phần được nén dưới áp lực đạt tỷ trọng 680 – 840 kg/m3. Bột gỗ ở dạng mịn song vẫn còn dăm gỗ. Chúng kết hợp với bột độn vô cơ tăng độ cứng cho loại gỗ công nghiệp này. Các chất bảo vệ và sáp chống ẩm là thành phần giúp bảo vệ gỗ MDF khỏi nấm mốc, mối mọt hay hư hại trong các trường hợp sử dụng khác nhau. 

chất liệu mdf là gì
Gỗ MDF trong thiết kế nội thất

2. Ưu và nhược điểm của chất liệu mdf

MDF là vật liệu thân thiện được nhiều doanh nghiệp sử dụng rộng rãi bởi gỗ MDF có các đặc điểm vượt trội sau:

  • Thời gian để gia công nhanh
  • Bề mặt gỗ MDF phảng, nhẵn
  • Khó bị cong vênh, muối mọi xâm hại
  • Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên, phù hợp nhiều phân khúc khách hàng
  • Số lượng dồi dào, sẵn sàng phục vụ khách hàng

Tuy nhiên bên cạnh đó gỗ MDF cũng có một số nhược điểm cần lưu ý sau:

  • Độ đặc của gỗ ở mức trung bình nên gỗ MDF không chịu được các va đập mạnh, khả năng bị lõm bề mặt lớn
  • Loại gỗ ép MDFthông thường có khả năng chịu nước kém 
  • Không chế tác được những đồ trạm trổ giống gỗ tự nhiên

Tuy nhiên phần lớn nhược điểm đều đến từ cách người dùng sử dụng gỗ như thế nào. Vì thế với những ưu điểm vượt trội của gỗ MDF bạn hoàn toàn nên tham khảo chất liệu này trong thiết kế nội thất. Đến với Nội thất An Tín để được báo giá thi công nội thất văn phòngsở hữu những thiết kế nội thất đẹp từ bề ngoài, an tâm trong chất liệu. 

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Giải đáp: Gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn? Cập nhật 2023

chất liệu mdf là gì
Sử dụng chất liệu MDF bền bỉ

3. Phân loại gỗ MDF 

3.1 Gỗ mdf thường

Gỗ MDF thường có chất kết dính là keo UF để liên kết sợi gỗ. Chúng có màu sắc của bột gỗ tự nhiên, được ứng dụng làm đồ nội thất trong những nơi khô ráo. Bởi khi ở nơi ẩm ướt, gỗ MDF thường dễ bị hư hại. Chất liệu này có giá rẻ hơn so với gỗ MDF chống ẩm.

chất liệu mdf là gì
Phân biệt 2 loại gỗ MDF

3.2 Gỗ mdf chống ẩm

Gỗ MDF chống ẩm sử dụng chất kết dính là keo MUF, nhựa PMDI hoặc Phenolic hoặc PMDI thay vì keo UF thông thường. Khác với loại gỗ MDF thông thường, gỗ MDF lõi xanh có những ưu điểm như sau:

  • Khả năng chịu ẩm, mốc vượt trội
  • Độ đàn gồi tốt
  • Độ co giãn tốt

Với đặc tính chống ẩm hoàn hảo, gỗ MDF xanh đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe nhất trong thiết kế nội thất. Không chỉ vậy, còn đảm bảo kĩ thuật và tính thẩm mỹ cao. 

Loại gỗ này có giá cao hơn so với gỗ MDF thông thường

>>> CÙNG THEO DÕI: Gỗ MFC là gì? Lưu ý khi sử dụng gỗ MFC cập nhật 2023

4. Phân loại lớp phủ trên bề mặt gỗ mdf 

4.1 Gỗ mdf phủ melamine là gì

Melamine là một lớp phủ bề mặt giả gỗ có cấu tạo từ chất công nghiệp với những hợp chất kết dính khác nhau. Trong thiết kế thi công, cấu tạo của lớp phủ Melamine gồm 3 lớp phủ cơ bản:

  • Lớp trong cùng: lớp giấy nền có chức năng tạo độ dày và độ cứng
  • Lớp giữa: lớp lót để giúp lớp ngoài cùng phát huy tác dụng, đẹp hơn
  • Lớp ngoài cùng: có chức năng bảo vệ khỏi những tình trạng xước, ẩm và có tác dụng cách âm

Ưu điểm của gỗ MDF được phủ Melamine:

  • Giá cả hợp lý
  • Khả năng chống ẩm, chịu nước tốt
  • Dễ dàng vệ sinh lau chùi
  • Lớp phủ Melamine thân thiện với người dùng
  • Màu sắc của lớp phủ đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu và thị hiếu
chất liệu mdf là gì
Lớp phủ Melamine cho bề mặt gỗ MDF

4.2 Gỗ mdf phủ laminate

Lớp phủ Laminate là chất liệu có khả năng chịu lửa, chịu nước tốt. Lớp phủ này tạo cho bề mặt của gỗ MDF một bề mặt trang nhã, hiện đại. Vì thế Laminate thường được phủ trên nhiều bề mặt gỗ công nghiệp ứng dụng trong thiết kế nội thất. 

Cấu tạo của lớp phủ Laminate tương tự như Melamine. Chất liệu này được đánh giá cao bởi các ưu điểm sau:

  • Khả năng chịu xước, chịu va đập mạnh
  • Hoa văn 3D là nét nổi bật của chất liệu này
  • Có thể uốn cong, uốn dẻo theo nhu cầu khách hàng
  • Khó phai màu hay ăn mòn
  • Dễ lau chùi, vệ sinh bề mặt
chất liệu mdf là gì
Gỗ MDF với lớp phủ Laminate đẹp

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Thi công nội thất Văn Phòng trọn gói – Giá Tối Ưu số 1 TPHCM

4.3 Gỗ mdf phủ Veneer

Veneer là lớp phủ từ gỗ tự nhiên được phủ lên bề mặt gỗ MDF một lớp mỏng. Chúng được xử lý theo hệ thống một cách chuyên nghiệp để tạp ra những sản phẩm chất lượng. Nhờ lớp phủ Veneer nên những sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp có vẻ đẹp không kém cạnh nội thất gỗ tự nhiên. 

Ưu điểm vượt trội của lớp phủ Veneer:

  • Veneer là chất liệu thân thiện môi trường
  • Có thể uốn cong, điều chỉnh phù hợp theo từng sản phẩm
  • Vẻ đẹp như gỗ tự nhiên song giá cả hợp lí, tiết kiệm hơn
  • Khả năng chống ẩm và mối mọt tốt
chất liệu mdf là gì
Chất liệu MDF phủ lớp Veneer bền bỉ, đẹp

5. Thiết kế – Sản xuất nội thất từ chất liệu MDF

Hy vọng thông qua bài viết của Nội thất An Tín đã cung cấp cho quý khách hàng thông tin bổ ích về chất liệu MDF. Từ đó giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất cho chất liệu trong thiết kế nội thất để đảm bảo thẩm mỹ và công năng sử dụng. Quý khách nên lựa chọn gói dịch vụ thiết kế và thi công nội thất. Không chỉ đảm bảo chất lượng gỗ 100% mà còn tránh tình trạng sai sót trong thiết kế sản phẩm. 

Đến với Nội thất An Tín, quý khách hàng hoàn toàn được trải nghiệm dịch vụ trọn gói từ thiết kế cho đến thi công đảm bảo chất lượng. Khi sở hữu dịch vụ này, khách hàng được miễn chi phí thiết kế lên đến 100%. Liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu sản phẩm nội thất đẳng cấp theo yêu cầu:

BÁO GIÁ THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN PHÒNG

>>> BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0907 200 555